Sức khỏe người cao tuổi và 1 số bệnh NCT thường gặp chúng ta cần lưu ý

Sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề được quan tâm hiện nay. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong gia đình là cơ hội để chúng ta tỏ lòng biết ơn , hiếu thảo đối với họ . Tuy nhiên , chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là việc không hề đơn giản chút nào.

 Người chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của người cao tuổi một cách phù hợp. Trong khi đó, người cao tuổi lại thường hay khó tính, dễ nóng giận, mệt mỏi. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, tinh ý để có thể giúp họ nâng cao sức khỏe người cao tuổi và kéo dài tuổi thọ. 

Ở Việt Nam, hiện có tới 60% người cao tuổi có sức khỏe yếu, trung bình mang từ 3 đến 6 bệnh nền. Các chức năng sinh lý của sức khỏe người cao tuổi bị suy giảm thì sức đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh tật cũng theo đó mà phát sinh.

Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta.

 

Bệnh mà sức khỏe người cao tuổi thường mắc phải

  • ĐAU TIM :  ở những người ngoài 50 tuổi thì khả năng mắc bệnh tim sẽ tăng cao theo từng năm. Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực, thở dốc và đau ở lưng, vai, hoặc cổ. Chỉ cần bạn giữ cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể dục thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh có thể thấp hơn.
  • ĐỘT QUỴ : Vấn đề này xảy ra khi máu không được bơm đến các bộ phận của não. Dấu hiệu của đột quỵ là bạn bị suy yếu đột ngột hoặc tê trên mặt, cánh tay và chân của bạn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Chúng ta có thể tránh nguy cơ đột quỵ nếu bạn giữ huyết áp ổn định, ăn một chế độ ăn ít cholesterol, kiểm soát căng thẳng, tập thể dục và bỏ thuốc lá.
  • CHỨNG PHÌNH MẠCH :  Phình động mạch xảy ra khi thành của động mạch yếu đi và phình ra ngoài. Nếu thành động mạch biến mất, nó có thể dẫn đến chảy máu nội tạng nghiêm trọng hoặc đột quỵ.
  • SỎI MẬT : Túi mật là một túi có dạng hình lê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Những lắng đọng bất thường của mật sẽ hình thành nên sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật và viêm tụy. Bạn có nhiều khả năng bị bệnh này nếu bạn bị béo phì, bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh Crohn, hoặc không tập thể dục.
  • VIÊM TỤY CẤP : Đôi khi sỏi mật có thể dẫn đến viêm tuyến tụy. Nó gây ra đau dạ dày trầm trọng, buồn nôn, nôn mửa, sốt và có thể đe dọa tính mạng. Bạn có thể mắc bệnh này do uống rượu nặng, mức canxi cao hoặc có một loại chất béo được gọi là triglycerides.
  • GÃY XƯƠNG : Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng xương của bạn có thể trở nên giòn hơn thi bạn nhiều tuổi và có nhiều khả năng bị phá vỡ. Ngoài ra chứng loãng xương đặc biệt phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Canxi và vitamin D có thể giúp làm chậm lại hoặc ngăn chặn chứng loãng xương.
  • CHÓNG MẶT : Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh, chỉ trong mấy giây đồng hồ để rồi xuất hiện trở lại. Bệnh có thể gặp ở người từ 20 – 80 tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 50 – 60. Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
  • VÕNG MẠC :  là một tổ chức thần kinh mỏng, bám vào mặt trong phía sau nhãn cầu và được tạo thành bởi mặt trong màng cảm giác, và mặt ngoài màng nhận màu. Chất lỏng trong pha lê thể nếu đi vào giữa hai màng sẽ tách màng cảm giác ra thì trở thành bong võng mạc. Bạn có thể bị mất thị lực vĩnh viễn, vì vậy hãy đi bác sĩ ngay nếu có triệu chứng. Nó phổ biến hơn ở những người cận thị hoặc đã từng phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc các bệnh về mắt khác.
  • SỎI THẬN :  Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Chúng có thể cực kỳ đau đớn và gây chảy máu hoặc nhiễm trùng hoặc chặn dòng nước tiểu. Bạn có thể giúp ngăn ngừa chúng bằng cách uống nhiều chất lỏng mỗi ngày.
  • VIÊM PHỔI : Những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao mặc bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Chúng được gọi là viêm phổi do phế cầu, nó có thể đe dọa tính mạng. Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi khi bạn già đi. Nhưng có một loại vắc xin cho nó, và các chuyên gia y tế khuyến cáo nên dùng cho tất cả mọi người trên 65 tuổi.
  • HẸP ỐNG SỐNG : Ống sống là khoang rỗng của đốt sống, trong đó có tuỷ sống và các rễ thần kinh. Nếu ống sống bị hẹp sẽ chèn ép rễ tuỷ sống và các rễ thần kinh tương ứng gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh này phát triển chậm, nhưng nó có thể đến rất đột ngột. Các dây thần kinh có thể bị chèn ép gây đau, tê hoặc chuột rút ở phần dưới lưng hoặc cổ. Nó có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp vật lý, trong một số trường hợp có thể cần phẫu thuật.
  • GÚT :  là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu. Bệnh gút thường xảy ra ở những người độ tuổi trung niên và cao tuổi.

Ngoài ra , sức khỏe người cao tuổi thường xuyên gặp một số các bệnh khác hàng ngày mà chúng ta cần lưu ý :

  • BỆNH VIÊM PHỔI : đây là 1 bệnh nghiêm trọng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm , thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị đúng và kịp thời .
  • RỐI LOẠN GIẤC NGỦ : là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở người lớn tuổi..

Đề phòng các bệnh sức khỏe người cao tuổi dễ mắc phải lúc giao mùa . Người cao tuổi thường bị suy giảm chức năng hoạt động do hệ miễn dịch kém đi theo tuổi tác . Đây là nguyên nhân khiến người già dễ bị mắc bệnh khi trời lạnh .

Theo nghiên cứu, người già không ngủ trưa hoặc ngủ trưa quá 90 phút (ngủ nhiều ) dễ có điểm số chức năng nhận thức thấp hơn so với những người ngủ trưa 30 – 90 phút (ngủ trưa vừa phải) . Những người không ngủ trưa, ngủ trưa ít, hoặc ngủ trưa nhiều đều bị suy giảm chức năng nhận thức tương đương với tăng 5 tuổi.

Một số lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi .

Việc chăm sóc sức khỏe người càng cao tuổi càng nhiều phức tạp , nhất là trong việc sử dụng dược phẩm . Hơn 50% số người cao niên đã không sử dụng dược phẩm như được hướng dẫn .

Đối với sức khỏe người cao tuổi, do già yếu nên lục phủ, ngũ tạng sau nhiều năm hoạt động đã suy kém, ăn uống hấp thụ kém, dẫn đến khí huyết hư suy, âm dương mất cân bằng nên thường mệt mỏi, cần được bồi bổ cả về ăn, uống và thuốc men.

Đối với sức khỏe người cao tuổi, dùng Đông dược để bồi bổ là tốt, tuy nhiên để dùng thuốc cho đúng, cần xem người cao tuổi cơ địa thuộc thể loại nào: hàn, nhiệt, hay trung tính (không hàn cũng không nhiệt).Nếu cơ địa thuộc hàn thì bài thuốc bổ phải cho những vị thuốc ôn, không cho thuốc nhiệt, nếu cho thuốc nóng quá thì cơ thể của người cao tuổi yếu, không chịu được thuốc có khi gây ra phản ứng không tốt.

Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý lại thêm việc nghỉ hưu, không còn được làm việc như trước nữa dễ khiến họ trở nên tủi thân, cảm thấy không được tôn trọng, cáu gắt, muốn được chú ý . Để sức khỏe người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, hãy tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau; thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm; luôn lắng nghe và ủng hộ họ.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dành cho người cao tuổi

Khi về già, việc ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém, khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối. 

Chế độ ăn uống cho sức khỏe người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người già.

Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau khi cho người cao tuổi ăn:

  • Người cao tuổi không nên ăn quá no.
  • Các bữa ăn nên được chia nhỏ ra thành 5, 6 bữa trong ngày.
  • Các món ăn nên được thay đổi cách thức để tạo cảm giác thèm ăn.

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn trong ngày, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong các món ăn.

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn trong ngày, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong các món ăn. Các bạn nên làm theo những lời khuyên sau:

  • Chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt.
  • Không nên ăn nhiều nội tạng động vật như tim, gan, lòng, dạ dày…
  • Ăn các loại cá, tôm, cua nhiều hơn.
  • Giảm bớt chất béo, trong bữa ăn.
  • Không ăn quá nhiều chất ngọt.
  • Không nên ăn quá mặn hoặc quá chua.
  • Vận động và rèn luyện , để người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội

Người Việt chúng ta hay có ý nghĩ để người lớn tuổi được hưởng an nhàn, không phải làm việc. Nhưng thực sự nếu không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.

sức khoẻ người cao tuổi

Hãy để ông bà, cha mẹ được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Trò chuyện thường xuyên, cùng xem TV, đọc báo và bình luận các vấn đề họ quan tâm để trí óc luôn được hoạt động. Tốt nhất là khuyên họ tham gia rèn luyện một môn thể thao phù hợp, như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, chơi cờ…

Bạn nên biết rằng, những người cao tuổi thường hay cảm thấy cô đơn, trống trải khi phải ở nhà một mình. Vì vậy, hãy thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào những ngày nghỉ, thời gian rãnh rỗi là liều thuốc tốt nhất để giúp họ vui vẻ hơn, yêu đời hơn.

Đừng quên rằng, đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì khám sức khỏe định kỳ là việc thực sự cần thiết. Với kết quả từ những lần khám thường xuyên đó, những người chăm sóc trực tiếp cho sức khỏe người cao tuổi sẽ có thể hiểu rõ sức khỏe người mình đang chăm sóc biến chuyển ra sao để có chế độ chăm sóc phù hợp. Hơn nữa còn có thể đoán được tình hình xấu nhất có thể xảy ra để phòng ngừa.

Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc bởi đối với sức khỏe người cao tuổi, chỉ cần không lo lắng và hiểu rõ bản thân thì sức khỏe đã tốt lên nhiều phần rồi.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và chịu khó thấu hiểu, ghi nhớ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt