COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi chủng vi-rút corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tình Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Chủng vi-rút này rất dễ gây truyền nhiễm và nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới.
Từng trải qua nhiều dịch bệnh và vẽ ra kịch bản về một đại dịch nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai, mặc dù vậy, thế giới vẫn hỗn loạn khi đối đầu với Covid-19. Sự gia tăng chóng mặt số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đặt nhiều quốc gia vào tình trạng khẩn cấp với một chuỗi thách thức chưa từng có.
Đại dịch Covid-19 đã xuất hiện trên 215 quốc gia, khiến hàng chục triệu người mắc và hàng triệu người tử vong trên thế giới và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Vi-rút Corona gây bệnh như thế nào?
Vi-rút corona lây bằng đường nào là vấn đề đang được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Ở mức độ nguy hiểm nhất, virus Corona lây lan từ một bệnh nhân sang hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác, được gọi là hiện tượng “siêu lây nhiễm”.
Tiếp xúc gần với người bệnh (ho, hắt hơi, trò chuyện, hít thở, dính nước bọt…)
Covid-19 lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần từ người sang người, bao gồm cả những người ở gần nhau trong phạm vi 2m. Người nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng vẫn có thể lây nhiễm vi-rút cho người khác. Khi nói chuyện, ho, hắt hơi… các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm Covid-19 sẽ lây nhiễm cho người khỏe mạnh. Những giọt bắn lớn hơn sẽ rơi xuống trong không khí do trọng lực. Giọt bắn và hạt nhỏ hơn phát tán trong không khí. Càng ra xa thì mật độ các giọt bắn chứa vi-rút càng giảm.
Lây nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt có nhiễm virus
Ngoài ra, các giọt bắn có chứa virus có thể rơi trên bề mặt, đồ vật và bám trụ ở đó hàng giờ đồng hồ. Một người khỏe mạnh có thể nhiễm Covid-19 khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có nhiễm virus, sau đó đưa tay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt. Lây nhiễm do tiếp xúc với bề mặt được cho là hình thức lây nhiễm không phổ biến.
Lây qua không khí (ở chung không gian với người bệnh, lây qua đường hô hấp)
Lây lan qua đường không khí là hình thức lây nhiễm trầm trọng khiến virus dễ bùng phát mạnh trong cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, virus Sars Cov 2 vẫn có thể lây nhiễm ở khoảng cách xa hơn 2m. Lây lan qua không khí thường xảy ra trong môi trường kín, ở những nơi không có hệ thống thông gió.
Theo đánh giá từ tình hình đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam nói chung và tình hình dịch COVID-19 tại Nha Trang nói riêng, tốc độ lây lan của các biến chủng virus SARS-CoV-2 đang rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường kín, thông khí kém, nơi tập trung đông người… Tại các khu vực bùng dịch, không loại trừ khả năng COVID-19 lây nhiễm qua hạt khí dung (giọt bắn rất nhỏ lơ lửng trong không khí), đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không khí không đủ thông thoáng.
Triệu chứng của COVID-19
COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Chủng vi-rút corona là căn nguyên của căn bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu cũng như biểu hiện nguy hiểm bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, ho, hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn bị suy yếu nội tạng Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thế dẫn tới tử vong. Sau đây là các triệu chứng của COVID-19 qua từng ngày mà bạn có thể tham khảo:
Ngày 1 đến ngày 3:
- Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.
- Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.
- Ăn uống và hoạt động bình thường.
Ngày 4:
- Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.
- Bắt đầu khan tiếng.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
- Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.
- Bắt đầu chán ăn.
Ngày 5:
- Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.
Ngày 6:
- Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.
- Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.
- Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
- Tiêu chảy, có thể nôn ói.
- Lưng hoặc ngón tay đau nhức.
Ngày 7:
- Sốt cao dưới 38o.
- Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
- Toàn thân đau nhức.
- Khó thở.
- Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.
Ngày 8:
- Sốt khoảng trên dưới 38o.
- Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.
- Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
- Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.
Ngày 9:
- Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.
Tùy theo thể trạng và sức đề kháng, triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày của mỗi cá thể là khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng này đều biểu hiện rõ từ 2-14 ngày. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Cách phòng ngừa 新冠肺炎
Để chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp như: Đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên, không tụ tập đông người, không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh; sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín; giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao v.v…
Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, ngoài các giải pháp mang tính căn cơ thì những hành động sau là rất cần thiết để sớm chấm dứt đại dịch:
- Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết, không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ đồ vật nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác trước khi về nhà.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Về đến nhà phải thay quần áo và vệ sinh sạch sẽ.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Nếu cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.
- Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng hotline hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.
- Khai báo y tế qua ứng dụng cho bản thân và người thân trong nhà, theo dõi sức khoẻ hằng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.
Dạo gần đầy, các phương tiện truyền thông đăng tải đầy rẫy những câu chuyện đáng sợ về dịch COVID-19 và điều này có thể sẽ khiến bạn choáng ngợp. Bạn cần có cái nhìn khách quan và kiểm soát những gì bạn xem, đọc và nghe về virus corona để bản thân không quá lo lắng và căng thẳng. Tự giới hạn số lượng tin tức bạn đọc và hãy kiểm tra nguồn tin. Cập nhật từ những nguồn chính thống và đừng quá đắm chìm trong những tin tức về dịch bệnh, hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách và xem các chương trình TV.