蜂王浆——滋养肌肤、强身健体的“神药”

蜂王浆, không chỉ được nhắc đến trong việc làm đẹp da của chị em phụ nữ mà nó còn mang lại những công dụng rất tốt cho sức khỏe.

了解蜂王浆

Sữa ong chúa không những hỗ trợ trong việc cải thiện làn da của chị em mà còn bồi bổ sức khoẻ

Sữa ong chúa được sản xuất bởi những con ong thợ để nuôi ong chúa và con non của chúng. Sữa ong chúa thường được bán như một chất dinh dưỡng bổ sung trong chế độ ăn uống nhằm điều trị một số bệnh về thể chất và các bệnh mãn tính.

Mặc dù nó đã được sử dụng từ lâu trong chuyên ngành y học cổ truyền, nhưng các ứng dụng của của sữa ong chúa trong y học phương Tây vẫn còn gây tranh cãi.

Sữa ong chúa là một chất dạng gelatin được ong mật tiết ra để nuôi ong chúa và ấu trùng của ong chúa. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa có dạng như bơ, màu hơi ngà vàng và đặc biệt rất bổ dưỡng. Sữa ong chúa được chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa.

Nhờ các thành phần dưỡng chất quý giá, tác dụng của sữa ong chúa có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến, giúp bạn làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa

Trong sữa ong chúa tươi có nước, carbohydrate, protein và chất béo. Sữa ong chúa cũng chứa một số vitamin B và các khoáng chất vi lượng. Thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn chưa được xác định nhưng tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe chủ yếu xuất phát từ các protein và axit béo đặc biệt. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng thay đổi đáng kể giữa các nguồn sữa ong chúa.

Một số vitamin thường có trong sữa ong chúa bao gồm: Thiamine (B1),  Riboflavin (B2), Niacin (B3), Axit pantothenic (B5), Pyridoxin (B6), Biotin (B7), Inositol (B8), Axit folic (B9).

Tác dụng của sữa ong chúa

Tác dụng của sữa ong chúa trong việc giúp làm chậm quá trình lão hóa

Tác dụng sữa ong chúa đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.

Sữa ong chúa cung cấp nguồn chất chống oxy hóa cực mạnh, bao gồm phenolic, các loại axit béo và nhiều loại axit amin. Những chất này giúp làm chậm tiến trình lão hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể từ đó giúp kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ.

Qua đó, sữa ong chúa có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của các vết sạm, nám, tàn nhang, đồi mồi hay các nếp nhăn trên da.

Sữa ong chúa giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên theo nhiều cơ chế khác nhau. Tác dụng của sữa ong chúa được kết hợp trong các sản phẩm chăm sóc da để hỗ trợ duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ trung hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng sữa ong chúa hỗ trợ sự gia tăng sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi các tổn thương liên quan đến bức xạ tia cực tím.

Tác dụng của sữa ong chúa làm giảm huyết áp

Sữa ong chúa có thể bảo vệ tim và hệ tuần hoàn của bạn bằng cách giảm huyết áp. Một số nghiên cứu ống nghiệm chỉ ra rằng các protein đặc biệt trong sữa ong chúa làm giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, do đó làm giảm huyết áp.

Sữa ong chúa làm giảm huyết áp

Một nghiên cứu trên động vật gần đây đã đánh giá thực phẩm chức năng có kết hợp sữa ong chúa với các chất có nguồn gốc từ ong khác và cho thấy có tác dụng giảm huyết áp đáng kể ở nhóm sử dụng sữa ong chúa.

Sữa ong chúa giúp điều hòa đường huyết

Sữa ong chúa cũng có thể cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin bằng cách giảm sự mất cân bằng oxy hóa và tình trạng viêm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy độ nhạy insulin tăng lên và tác dụng bảo vệ ở mô tụy, gan và mô sinh sản được tăng cường ở những người bị béo phì hay tiểu đường có sử dụng sữa ong chúa.

Theo một nghiên cứu nhỏ, tác dụng của sữa ong chúa cũng giúp làm giảm 20% lượng đường trong máu lúc đói ở những người khỏe mạnh sử dụng bổ sung sữa ong chúa mỗi ngày.

Sữa ong chúa thúc đẩy chữa lành vết thương

sữa  ong  chúa
Sữa ong chúa thúc đẩy chữa lành vết thương

Với đặc tính kháng khuẩn, sữa ong chúa cũng như mật ong đều có công dụng chữa lành vết thương và giúp cho vết thương không bị nhiễm trùng. Không những thế, sữa ong chúa còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, hỗ trợ vết thương phục hồi nhanh chóng hơn.

Sữa ong chúa điều trị khô mắt

Sữa ong chúa còn có tác dụng điều trị khô mắt

Sữa ong chúa có thể điều trị tình trạng khô mắt mãn tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công dụng của sữa ong chúa có thể làm tăng sự tiết nước mắt từ các tuyến lệ trong mắt. Sữa ong chúa hầu như rất ít tác dụng phụ, do đó đây có thể được xem như một giải pháp ít rủi ro để điều trị tình trạng khô mắt mãn tính.

Sữa ong chúa giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư

Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác thường đi kèm với các tác dụng phụ tiêu cực, trong đó có thể kể đến như suy tim, viêm và các vấn đề về đường tiêu hóa. Sữa ong chúa làm giảm nhiều tác dụng phụ liên quan đến một số phương pháp điều trị ung thư. Một nghiên cứu cho thấy giảm đáng kể tổn thương tim do hóa trị liệu ở chuột được bổ sung sữa ong chúa. Một nghiên cứu rất nhỏ ở người chỉ ra rằng sữa ong chúa bôi ngoài da có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc, tác dụng phụ điều trị ung thư gây ra loét đường tiêu hóa.

Sữa ong chúa hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Sữa ong chúa hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh

Một công dụng của sữa ong chúa cũng rất tốt cho sức khỏe là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus.

Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch tổng quát.

Sữa ong chúa điều trị các triệu chứng mãn kinh.

Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn

Sữa ong chúa cũng có công dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh ở phụ nữ. Mãn kinh gây suy giảm nội tiết tố, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Phụ nữ mãn kinh dễ xuất hiện các cơn đau, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và lo lắng.

Một nghiên cứu trên 42 phụ nữ mãn kinh nhận thấy rằng việc bổ sung 800 mg sữa ong chúa hàng ngày trong 12 tuần có hiệu quả giảm đau lưng và lo lắng.

Sữa ong chúa giúp cải thiện chức năng sinh lý

Sữa ong chúa giúp điều trị các hiện tượng yếu sinh lý ở nam và nữ do chứa hàm lượng đáng kể các kích thích tố sinh dục tự nhiên cùng nhiều hợp chất giúp tăng cường khả năng sinh lý. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng chữa chứng liệt dương ở nam giới và chữa các bệnh thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.

Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa

Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa

Mặc dù sữa ong chúa có nhiều tác dụng nhưng bạn vẫn cần nên biết cách sử dụng để không phải gặp những tác dụng phụ. Tác dụng phụ của sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng như nổi mẩn, hen suyễn, khó thở, viêm xuất huyết dạ dày hoặc sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong…

Tuy sữa ong chúa là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng sữa ong chúa nếu như bạn bị huyết áp thấp, có đường huyết thấp, bị đau bụng đi ngoài, đang có bệnh truyền nhiễm hay đang sốt, người đang có thai hay trẻ em dưới 13 tuổi, cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng phấn hoa, đang điều trị ung thư vú… .

Ngược lại, những đối tượng nên sử dụng sữa ong chúa là những người bị yếu sinh lí, vô sinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, người bị cao huyết áp, mỡ trong máu, người bị rụng tóc, hói đầu, trẻ em suy dinh dưỡng, người bị mụn, nám, tàn nhang, phong thấp, viêm khớp…

Các món chế biến từ Sữa ong chúa

Ăn sữa ong chúa nguyên chất

Đây là cách sử dụng sữa ong chúa đơn giản nhất và tiện lợi nhất. Có thể dùng trực tiếp sữa ong chúa mà không phải qua khâu chế biến quá phức tạp. Khi ăn nên cho sữa ong chúa vào miệng rồi ngậm từ từ để sữa ong chúa tan dần và giải phóng các chất dinh dưỡng.

Ăn sữa ong chúa nguyên chất là cách dùng đơn giản nhất

Người trưởng thành có thể ăn sữa ong chúa 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng tương ứng với một thìa cà phê. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, người gầy yếu nên sử dụng một liệu trình kéo dài liên tục từ 3 – 4 tuần để cải thiện sức khỏe.

Với đối tượng là trẻ em, khuyến nghị cho trẻ >15 tuổi có biểu hiện bị suy dinh dưỡng. Hoặc người còi cọc, ốm yếu hoặc biếng ăn. Liều dùng cho bé là 1 thìa/ ngày.

 Bạn nên dùng sữa ong chúa trước khi ăn sáng khoảng 20-30 phút hoặc dùng trước khi đi ngủ. Bạn dùng sữa ong chúa vào buổi sáng lúc đói sẽ giúp hấp thụ nhiều năng lượng cũng như tối đa dưỡng chất và bạn ăn sữa ong chúa buổi tối thì sẽ ngủ ngon hơn, hạn chế bụng đói ban đêm.

Uống Sữa ong chúa chung với các nguyên liệu khác

Kết hợp sữa ong chúa với mật ong

Sữa ong chúa kết hợp với 蜂蜜

Vị ngọt dịu của mật ong sẽ giúp cân bằng vị chua của sữa ong chúa. Không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng hơn mà sữa ong chúa kết hợp chung với mật ong còn làm tăng hiệu quả của cả hai loại. Sữa ong chúa có vị chua nhẹ nên thường được ăn chung với mật ong. Mỗi lần dùng, chỉ cần pha sữa ong chúa với mật ong mỗi loại 1 thìa, uống trực tiếp hoặc pha với 100ml nước ấm rồi sử dụng.

Uống sữa ong chúa chung với nước ép trái cây

Ngoài những cách trên, có thể thêm 1 thìa cà phê sữa ong chúa vào ly nước ép trái cây bất kỳ tùy theo sở thích. Khuấy đều dung dịch trên và dùng.

Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa

Làm mặt nạ chăm sóc da được coi là một phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng ở hội các chị em.

蜂王浆
Sữa ong chúa có thể làm mặt nạ dưỡng da

Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và bột nghệ

Cách sử dụng sữa ong chúa đắp mặt được khá nhiều chị em lựa chọn. Bạn có thể lấy bột nghệ vàng trộn chung với sữa ong chúa và mật ong theo tỷ lệ 3:1:1. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp và thoa lên khắp da mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn áp dụng cách này đều đặn 3 lần mỗi tuần để làm trắng da, hỗ trợ điều trị mụn.

Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và vitamin E

Đầu tiên, dùng kim chọc một viên vitamin E nặn dịch ra rồi trộn chung với 2 thìa cà phê sữa ong chúa. Tiếp đến, bôi một lớp mỏng lên mặt kết hợp mát xa theo chuyển động tròn trong 20 phút rồi rửa lại mặt. Lặp lại 2 lần mỗi tuần nếu da khô và có nhiều nếp nhăn.

Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và bột trà xanh

Trộn sữa ong chúa với bột trà xanh nguyên chất theo tỷ lệ 1: 1. Sau đó thêm một chút nước vào để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cách dùng: đắp mặt nạ lên mặt 30 phút/ lần x 3 lần/ tuần có tác dụng chống lão hóa, làm trắng, trị mụn và điều tiết dầu nhờn trên da mặt.

蜂王浆 với thành phần nhiều dưỡng chất quan trọng sẽ là nguồn dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho cơ thể. Để tác dụng của sữa ong chúa phát huy tốt nhất, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cách bảo quản và sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé.

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注

zh_CN简体中文