5 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây đau nhức âm ỉ và dai dẳng khiến đời sống của người bệnh bị ảnh hưởng sâu sắc. Bài viết dưới đây, caongua.vn sẽ giới thiệu cho bạn “5 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp” để cải thiện bệnh lý và hạn chế cơn đau. Hãy dành thời gian theo dõi nhé!

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và bệnh xương khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người. Việc chúng ta ăn gì hay ăn bao nhiêu đều ảnh hưởng mật thiết đến sức khoẻ nói chung và sức khoẻ hệ xương khớp nói riêng.

thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp
Dinh dưỡng có vai trò gì trong điều trị bệnh xương khớp?

Xương khớp giống như cơ thể, cũng cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết để nó luôn khoẻ mạnh phục vụ cho quá trình vận động của con người chúng ta.

Do đó, người bệnh có thể phục hồi và làm giảm được các triệu chứng của bệnh xương khớp nếu thay đổi được thói quen sinh hoạt và ăn uống.

Bạn chỉ cần ăn uống lành mạnh và hợp lý thì xương khớp sẽ được tái tạo, bảo vệ chắc khoẻ, dẻo dai. Ngược lại, nếu bạn ăn uống sai cách sẽ khiến xương khớp bị suy yếu và dễ mắc các bệnh nguy hiểm, điển hình như tình trạng bệnh xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn và sớm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường trao đổi chất.  Thực phẩm hằng ngày quyết định rất nhiều trong việc làm bùng phát các cơn đau của bệnh xương khớp.

Và đó cũng chính là lí do mà Caongua.vn dành bài viết này để cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về mối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng bệnh lý xương khớp, từ đó sẽ góp phần phòng ngừa, điều trị cũng như giảm đau xương khớp hiệu quả nhất.

Các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp

Bạn nên nhớ rằng, người bệnh xương khớp nên duy trì một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học, bao gồm các loại thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho xương cũng như giúp cho xương khớp chắc khoẻ.

Việc bạn kết hợp các loại thực phẩm mà caongua.vn sẽ giới thiệu dưới đây trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp cải thiện bệnh của mình.

Thực phẩm giàu Omega-3

Axit béo Omega-3 mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta. Nó có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất Cytokine cũng như các Enzyme phá vỡ sụn giúp giảm viêm khớp và làm dịu các cơn đau do bệnh xương khớp gây ra.

Nguồn acid béo Omega-3 có thể dễ dàng tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm,…, hoặc có thể tìm thấy trong hàu, hạt óc chó, trứng cám, hạt chia,…

Omega-3, chìa khoá cho sự dẻo dai của xương khớp

Bộ Y tế khuyến cáo, người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu từ 250-500mg hàm lượng Omega-3 tốt cho cơ thể. Đối với người mắc bệnh xương khớp, mỗi tuần nên ăn hai phần cá hồi khoảng 85gram đến 1 lạng. Đây chính là khẩu phần tiêu chuẩn để giúp cơ thể có đủ lượng Omega-3 phục vụ cho quá trình tái tạo sụn khớp.

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin C

Vitamin C là loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể và nổi tiếng là chất chống oxy hoá cần thiết cho sự phát triển sụn.

Thiếu vitamin C có thể làm giảm sút chất lượng sụn và gia tăng các triệu chứng do bệnh xương khớp gây ra.

Cải thiện bệnh xương khớp bằng cách bổ sung Vitamin C

Lượng vitamin C được khuyến nghị cho nữ giới là 75mg/ngày và với nam giới là 90gr/ngày. Loại vitamin này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong:

  • Các loại trái cây nhiệt đới: đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, dưa lưới, quả mâm xôi,…
  • Các loại rau : cải bina, súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, cải mầm, ớt chuông, cà chua,…

Nếu thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm kể trên vào bữa ăn hằng ngày thì người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh cũng như giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.

Vitamin D

Một số nghiên cứu về viêm khớp và thấp khớp cho thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp.

Để tăng Vitamin D tự nhiên cho cơ thể, ngoài việc hấp thụ ánh nắng mặt trời (ánh nắng mặt trời có lợi là trước 8h sáng), bạn hãy bổ sung một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc và đậu hũ.

Vitamin D tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương

Vitamin K

Là vitamin tan trong chất béo, tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương nên rất cần thiết bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng.

Nguồn Vitamin K phong phú nhất đến từ cải xoăn, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, dầu đậu nành, dầu ôliu,…

Mỗi ngày, bạn cần nạp 1 microgam Vitamin K/ 1kg trọng lượng cơ thể , tức là nếu bạn nặng 60kg thì bạn cần bổ sung 60 microgam Vitamin K.

Vitamin E

Việc cung cấp đầy đủ vitamin E là rất cần thết vì nếu thiếu hụt rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ.

Dầu thực vật và các loại hạt rất tốt cho việc điều trị các bệnh lý xương khớp

Dầu thực vật và các loại hạt là nguồn cung cấp Vitamin E chính yếu cho cơ thể. Và lượng tiêu thụ Vitamin E an toàn cho một người là 3 – 4 mg/ 1 ngày tương đương với 1 muỗng cà phê.

Beta Caroten

Beta Caroten là tiền chất của vitamin A, phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giảm tổn thương đến khớp, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá.

Beta Caroten là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giảm tổn thương đến khớp

Có lẽ nhiều người chưa biết, hoạt chất quan trọng đối với khớp này tồn tại trong những thực phẩm quen thuộc như củ cải, khoai lang, rau bina, lá bạc hà, mùi tây, cà chua, măng tây, dưa lưới…

Curcumin

Củ nghệ chính là thực phẩm dồi dào Curcumin nhất

Nghiên cứu “Tính hiệu quả và an toàn của phức hợp Curcumin – Phosphatidylcholine khi sử dụng lâu dài ở bệnh nhân viêm xương khớp” đã cho ra kết quả làm giảm đau khớp và cải thiện chức năng khớp. Kết quả này được đăng tải trên tạp chí NCBI  lần đầu tiên năm 2010. Củ nghệ chính là thực phẩm dồi dào Curcumin nhất –  Hãy thêm gia vị này vào thật nhiều món ăn của bạn nhé!

Bioflavonoid

Bioflavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn tổn thương tế bào, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng hấp thụ vitamin C cho cơ thể.

Trà xanh là thực phẩm chứa Bioflavonoid tốt cho hệ xương khớp

Bạn có thể tìm kiếm Bioflavonoid ở một số thực phẩm quen tên là hành tây đỏ, hành tây vàng, hành tây trắng, cải xoăn, tỏi tây, cà chua bi, bông cải xanh, việt quất, nho đen, trà xanh, táo, quả mơ…

Tuy các thực phẩm trên có tác dụng tốt với khớp nhưng cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều trong quá trình tiêu hóa. Gần đây, “Cao ngựa” – một vị thuốc quý của nền y học Đông y, đang được người bệnh xương khớp tin tưởng sử dụng.

Điểm vượt trội của Cao ngựa chính là hàm lượng canxi có trong cao ngựa có tác dụng làm giảm thiểu bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, đau nhức xương khớp, loãng xương của người lớn và những loại bệnh do thiếu Canxi trong máu. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm cao ngựa qua bài viết “Cao ngựa- vị thuốc quý đến từ ngựa” và có thể liên hệ đặt hàng tại đây.

Giờ bạn đã biết người bệnh xương khớp nên ăn gì rồi phải không nào? Hãy bắt tay chuẩn bị những món ăn ngon và tốt cho xương khớp từ những thực phẩm này thôi nào!



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *