Bảo quản sữa ong chúa đúng cách là một vấn đề vô cùng quan trọng để sữa ong chúa có thể phát huy hết được tác dụng của mình. Sữa ong chúa là một thực phẩm “vàng” dành cho sức khỏe, nó mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể cũng như làn da.Tuy nhiên, sữa ong chúa lại là một thực phẩm khá “khó tính” với điều kiện bảo quản.
Chính vì thế, sữa ong chúa nếu như không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài gây hỏng, mất tác dụng, lãng phí.
Chúng ta thường chủ quan, đôi khi còn cảm thấy “tiếc của” và cố gắng sử dụng cho hết sữa ong chúa đã mua trong một khoảng thời gian dài mà không biết liệu sản phẩm còn an toàn và chưa bị biến đổi hay không.
Dù có nhiều dưỡng chất đến đâu, thì sữa ong chúa bị hư hỏng cũng không thể đem lại hiệu quả đang mong đợi, thậm chí còn gây ra những phản ứng tiêu cực đến con người.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách bảo quản sữa ong chúa tươi mà không phải ai cũng biết.
Cách bảo quản sữa ong chúa của đàn ong
Sữa ong chúa là thức ăn đặc biệt được tổng hợp từ ong thợ, dùng để nuôi ấu trùng ong chúa và ong chúa. Ong thợ trong quá trình đi thu thập mật ong và phấn hoa kết hợp với tuyến nước bọt của mình để tạo ra sữa ong chúa.
Ngay với bản thân loài ong, sữa ong chúa cũng là “thực phẩm vàng” bởi chúng là nguồn dinh dưỡng, thức ăn đặc biệt dùng để nuôi ấu trùng ong và ong chúa trong suốt vòng đời của mình. Ong thợ được ăn mật ong và phấn hoa thì chỉ có vòng đời từ 30 – 40 ngày. Trong khi ong chúa được ăn sữa ong chúa thì có thể có vòng đời lên đến 5 – 6 năm.
Đàn ong cũng có những quy tắc riêng để bảo vệ sữa ong chúa. Sữa ong chúa được lưu trữ trong các lỗ của tổ ong và được bảo vệ đặc biệt bằng một lớp keo ong bao phủ toàn bộ bề mặt của nó. Do vậy, sữa ong chúa sẽ được cách li hoàn toàn với ánh sáng, bụi bẩn, nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài… Nhờ thế, sữa ong chúa sẽ được bảo quản để có chất lượng hoàn hảo và tự nhiên nhất.
Khi sữa ong chúa được sử dụng với con người, đây cũng chính là những nguyên tắc để bảo quản sữa ong chúa được tốt nhất ngay sau khi khai thác.
Bảo quản sữa ong chúa ngay sau khi khai thác
Sữa ong chúa nếu như biết cách sẽ bảo quản được rất lâu, tuy nhiên việc này cần phải thực hiện ngay từ quá trình thu hoạch để cho chất lượng được đảm bảo nhất.
Sau khi vừa khai thác, bạn cần cho sữa ong chúa vào chai lọ, bịt kín và nên bảo quản sữa ong chúa trong tủ lạnh. Cách bảo quản sữa ong chúa tốt nhất là dùng các đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ hoặc bằng nhựa. Không bảo quản sữa ong chúa trong dụng cụ kim loại vì nó sẽ gây ra phản ứng với sữa ong chúa, không tốt cho sức khỏe.
Sữa ong chúa rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Chính vì vậy, nếu bạn không hạn chế tối đa việc để sữa ong chúa tiếp xúc với các điều kiện ở nhiệt độ phòng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không khí thì chỉ sau khoảng 30 phút, sữa ong chúa sẽ bắt đầu thay đổi chất lượng.
Đầu tiên, sữa ong chúa sẽ chuyển từ màu trắng vàng sang màu vàng đậm hơn, bị lỏng đi và tách lớp. Lúc này, bạn cũng không nên sử dụng nữa bởi vì các dưỡng chất đã không còn giữ được nguyên các tính chất ban đầu. Việc sử dụng sữa ong chúa khi này không chỉ không có tác dụng mà đôi khi còn gây nguy hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, với thời tiết khí hậu nắng nóng như ở Việt Nam, sản phẩm sữa ong chúa sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ bên ngoài trời cùng với độ ẩm thất thường trong không khí nữa nên dẫn đến thời hạn sử dụng của sản phẩm bị rút ngắn đi rất nhiều và thậm chí là sữa ong chúa sẽ xuất nhiện những dấu hiệu hư hỏng sau khoảng 3 ngày sử dụng.
Với lượng sữa ong chúa tươi lớn, cách tốt nhất để bảo quản sữa ong chúa là chia ra nhiều hũ thuỷ tinh nhỏ, bịt nắp kín rồi để trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần. Áp dụng cách này, bạn có thể giữ được độ tươi, các dưỡng chất vẫn đảm bảo còn nguyên và có thể sử dụng được từ 2-3 năm.
Bảo quản sữa ong chúa trong khi vận chuyển
Mặc dù bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để bảo quản sữa ong chúa. Tuy nhiên, có những khi ta vẫn không thể để sữa ong chúa trong tủ lạnh được như khi di chuyển hay khi tủ lạnh mất điện.
Để bảo quản sữa ong chúa trong khi vận chuyển, cách tốt nhất là bạn để trong thùng xốp có đặt đá viên xung quanh để giữ lạnh. Bạn nên hạn chế mở nắp thùng quá nhiều để tránh bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.
Nếu tủ lạnh mất điện, tốt nhất bạn đừng nên đóng mở tủ lạnh nhiều lần để giữ nhiệt. Trong trường hợp tủ lạnh bị mất điện quá 5 giờ, bạn nên bổ sung thêm đá khô hoặc đá viên (nếu có) ở xung quanh các lọ sữa ong chúa để bảo quản chúng.
Nếu không dùng các biện pháp làm lạnh thì sữa ong chúa tươi để ở ngoài có thể để được tối đa từ 2 đến 5 ngày là sẽ bị hỏng.
Bảo quản sữa ong chúa dạng viên nang
Sữa ong chúa tươi là dạng sáp lỏng, còn sữa ong chúa dạng viên nang là sữa ong chúa đã được “biến đổi” cơ bản về hình thức. Bạn có thế hoàn toàn yên tâm về chất luọng và các thành phần của sữa ong chúa dạng viên.
Để có được sữa ong chúa dạng viên, sữa ong chúa tươi sẽ phải trải qua một quá trình xử lý, tách lọc những dưỡng chất rồi đến quy trình cô đặc để nén lại thành hình viên thuốc.
Mặc dù vẫn giữ nguyên được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng cách bảo quản sữa ong chúa dạng viên nhìn chung đơn giản và tiện lợi hơn nhiều so với dạng sữa ong chúa nguyên bản.
Sữa ong chúa dạng viên được bảo quản kỹ nhờ màng bao bọc của vỏ thuốc ở bên ngoài. Bạn chỉ cần bảo quản sữa ong chúa dạng viên trong lọ, đậy kín, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và để ở nhiệt độ phòng là được.
Trong quá trình di chuyển hay bảo quản sữa ong chúa, dù là dạng viên vẫn nên tránh những nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Cách nhận biết sữa ong chúa đã bị hư
Không phải ai cũng có điều kiện tự thu hoạch sữa ong chúa, hầu hết mọi người đều mua sữa ong chúa tươi ở bên ngoài. Chúng ta cũng không thể đảm bảo sản phẩm sữa ong chúa chúng ta mua là tươi mới hay vừa được sản xuất trước đó. Hoặc nếu đánh mất hoặc làm rách bao bì của sản phẩm, chúng ta cũng không thể nắm rõ được hạn sử dụng là bao nhiêu.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích bạn có thể áp dụng để kiểm tra độ tươi, nguyên chất của sữa ong chúa.
Sử dụng mắt thường để nhận biết
Đây là cách nhận biết thông thường nhất, bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi và biến dị về màu sắc của sữa ong chúa khi bị hư hại.
Cụ thể là khi sữa ong chúa còn đang trong thời gian có thể sử dụng được thì nó sẽ có màu trắng hơi ngà một chút với màu sắc có sự hài hòa và đều đặn bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được sự óng ánh và độ sánh mịn màng của sữa ong chúa.
Thế nhưng khi mà sữa ong chúa bị hỏng thì nó xuất hiện một dấu hiệu rất bất thường chính là màu sắc khi ấy chẳng còn là màu trắng ngà tự nhiên nữa cũng chẳng đều màu như trước nữa mà nó trở thành một màu vàng sẫm và màu sắc loang nổ không đều màu nữa chứ bạn có thể cảm nhận thấy sự lợn cợn bên trong màu sắc của sữa ong chúa khi ấy bạn có thể dễ dàng xác định được rằng sữa ong chúa có bị hỏng hay là không.
Nếu có những dấu hiệu này có thể sữa ong chúa của bạn đã bị hỏng, bắt đầu biến chất và không còn đảm bảo khi sử dụng nữa.
Kiểm tra mùi vị của sữa ong chúa
Nếu như kiểm tra bằng mắt chưa thể xác định rõ, bạn nên kết hợp với nếm mùi vị của sữa ong chúa. Sữa ong chúa khi bị hỏng sẽ có một mùi vị khá là chua. Nếu như bạn ăn thử thì bạn sẽ nhận thấy sữa ong chúa tan ngay lập tức trong miệng và lan tỏa một mùi vị chua thậm chí là hơi lợ nữa chứ!
Hãy cân nhắc với sữa ong chúa khi có những dấu hiệu bất thường để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn.
Dùng mật ong để kiểm tra độ tươi của sữa ong chúa
Ngoài ra chúng ta có thể thử xem sữa ong chúa có bị hỏng hay là không thông qua một thí nghiệm nhỏ như thế này: Dùng một ly thuỷ tinh trong suốt trộn đều mật ong và sữa ong chúa theo tỉ lệ 1:1, sau đó quan sát xem, nếu thấy sữa ong chúa và mật ong hoà quyện đều với nhau, sữa ong chúa tan hết trong mật ong, không có dấu hiệu tách lớp hay phân tầng thì có thể kết luận rằng sữa ong chúa không bị hỏng.
Ngược lại, nếu như bạn đã trộn rất lâu nhưng cả hai không hoà quyện vào nhau, có dấu hiệu tách lớp thì bạn không nên sử dụng sản phẩm sữa ong chúa này nữa.
Pha với nước xem có bị lắng cặn không
Nếu đã kiểm tra qua các cách trên mà vẫn chưa xác định được sữa ong chúa của mình đang dùng có bị hư hỏng hay không, bạn hãy tiến hành làm thêm một thí nghiệm nhỏ như sau.
Bạn sử dụng một lượng nước tương đối vào trong một cái cốc thủy tinh trong suốt để có thể dễ dàng quan sát các dấu hiệu cùng với hiện tượng của nó, rồi sau đó bạn đem một lượng vừa đủ sữa ong chúa vào trong ly nước đó và quan sát kỹ.
Nếu như sữa ong chúa tan ngay trong nước và nước chuyển dần sang màu trắng đục thì sữa ong chúa vẫn còn sử dụng được và ngược lại nếu như sữa ong chúa không tan trong nước mà lắng cặn xuống dưới đáy ly nước và nó chỉ tan khi mà bạn dùng thìa để khuấy đều hỗn hợp lên thì khi ấy sữa ong chúa của bạn đã bị hỏng rồi và bạn nên vứt bỏ nó đi.
Bản thân sữa ong chúa có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của những người sử dụng sản phẩm, từ việc ngăn ngừa được những bệnh như ung thư, huyết áp thấp, các bệnh về da như là bị mụn do cơ địa, bị nám da, …
Và chắc chắn rằng sữa ong chúa chỉ có thể có tác dụng tốt khi mà chất lượng của nó được đảm bảo và tuyệt đối an toàn được sử dụng trong một thời gian hợp lý nhất định còn khi mà sữa ong chúa đã hết thời gian sử dụng rồi, bị hỏng rồi thì nó không những không đạt được những hiệu quả mà nó nên có mà nó còn có những tác hại khác nữa đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của người sử dụng!
Hy vọng qua những thông tin bài viết chia sẻ, bạn sẽ có thêm nhiều phương pháp bảo quản sữa ong chúa cũng như kiểm tra độ tươi của sữa ong chúa và sử dụng được hiệu quả nhất.