Dịch covid-19 và sức khỏe cộng đồng là chủ đề mà không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều quan tâm. Hiện nay, đại dịch covid-19 đang càng ngày càng lan rộng và chưa có dấu hiệu giảm. Việc chăm sóc sức khỏe của người dân được bộ y tế và WHO là điều cấp thiết.
Để thực hiện được điều đó bộ y tế và WHO đã đưa ra những khuyến cáo sau:
Tuân thủ quy tắc 5K trong mùa dịch covid-19
KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly vì sức khỏe chung.
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng để ngừa sự phát tán của dịch Covid-19.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP đông người là giữ sức khỏe cho mình và cộng đồng
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Khám chữa bệnh trong mùa dịch covid-19
Tổ chức y tế thế giới đã ra nghiêm sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh ngay từ cổng/cửa tiếp đón của cơ sở khám sức khỏe, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Rà soát bố trí khoa, phòng; quy trình khám, chữa bệnh hợp lý, không để người bệnh nằm ghép; bố trí khoảng cách ít nhất 2m giữa các giường bệnh; bảo đảm thông khí tự nhiên.
Khuyến cáo người dân nên đến tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để khám, chữa bệnh. Triển khai đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh và khuyến cáo người dân đến đúng giờ hẹn, không đến trước giờ hẹn.
Tuân thủ 7 bước ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19:
Rửa tay thường xuyên
Cách tốt nhất để phòng ngừa dịch Covid-19, giữ sức khỏe cho mình là tránh để bị tiếp xúc với loại vi rút này. Đầu tiên, hãy thực hành vệ sinh đơn giản. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
Nếu không có sẵn xà phòng và nước thì người tiêu có thể sử dụng nước rửa tay có cồn chứa ít nhất 60% cồn ethanol (còn được gọi là cồn ethyl).
Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
Chúng ta hay sờ, chạm tay lên mặt như một thói quen tự nhiên. Điều này có thể làm lây lan nhiều mầm bệnh truyền nhiễm, điển hình như dịch Covid-19. Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo rằng mắt, mũi, miệng là cổng vào của các loại vi rút như Covid-19 và SARS.
Chúng ta hãy hình dung một người nhiễm bệnh đi thang máy, hắt hơi hoặc ấn vào các nút bên ngoài và bên trong thang máy. Khi người đó rời đi, những giọt nước siêu nhỏ chứa vi rút vẫn ở lại. Người tiếp theo cũng ấn vào những nút ấy hoặc chạm vào bề mặt và mang vi rút trên tay, sau đó gãi mũi, dụi mắt hay chạm vào miệng.
Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho và hắt xì.
Nếu đang đeo khẩu trang, các bạn có thể ho hoặc hắt hơi vào khẩu trang của mình, sau đó đeo khẩu trang sạch, mới ngay khi có thể và rửa tay.
Nếu đang không đeo khẩu trang, hãy luôn luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy khi quý vị ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng bên trong khuỷu tay và không khạc nhổ, sau đó vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác, ngay lập tức rửa tay theo đúng qui định nêu trên để bảo vệ sức khỏe và chống lại dịch Covid-19.
Tránh nơi đông người hoặc tiếp xúc gần với người bị sốt hoặc ho
Tránh đám đông và không gian kém thông thoáng. Tránh tiếp xúc gần (ít nhất 6 feet, hoặc dài khoảng hai sải tay) với những người không ở trong nhà của bạn, ngay cả khi họ không có biểu hiện sức khỏe không tốt, ở cả không gian trong nhà và ngoài trời.
Đeo khẩu trang nơi công cộng có thể giúp làm chậm sự lây lan của vi rút gây bệnh dịch Covid-19. Chúng có thể giúp ngăn những người có thể có vi-rút gây ra dịch covid-19 và không biết vi-rút lây truyền sang người khác bằng cách giúp ngăn các giọt đường hô hấp bay vào không khí và vào người khác khi bạn ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.
Ở nhà nếu bạn thấy bản thân không được khỏe.
Khi bạn cảm thấy sức khỏe không được tốt, các bạn nên ở nhà vài ngày để nghỉ ngơi, để thư giãn, cùng với đó là để theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu ở trong nhà, hãy đưa không khí trong lành vào bằng cách mở cửa và cửa sổ, nếu có thể để ngừa dịch Covid-19.
Nếu bạn đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này: Khó thở, đau hoặc tức ngực thường xuyên, trạng thái lẫn lộn mới, không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo, Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da., hãy tìm đến dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức để được hỗ trợ sức khỏe một cách kịp thời để xét nghiệm tránh khỏi đại dịch Covid-19.
Cập nhật nguồn thông tin đáng tin cậy
Các phương tiện truyền thông đăng tải đầy rẫy những câu chuyện đáng sợ về dịch COVID-19 và điều này có thể sẽ khiến bạn choáng ngợp. Bạn cần có cái nhìn khách quan và kiểm soát những gì bạn xem, đọc và nghe về virus corona để bản thân không quá lo lắng và căng thẳng.
Cập nhật từ những nguồn chính thống và đừng quá đắm chìm trong những tin tức về dịch bệnh, hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách và xem các chương trình TV để thư giãn và theo dõi tình hình về dịch Covid-19.
Tự Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể để bảo vệ sức khỏe, “e hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,….Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch.
Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh.
Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng
Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là dịch Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức khỏe, sức khỏe đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:
Vitamin A
Có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà,…
Vitamin E
Vitamin E làm gia tăng sức khỏe đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.
Vitamin C
Có vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp.
Nếu bổ sung đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgiM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong các loại rau củ: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… đến các trái cây như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,… Cho nên sức khỏe là ưu tiên hàng đầu và vitamin c là lựa chọn thứ 2 để bảo vệ chúng ta khỏi dịch Covid-19.
Vitamin D
Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.
Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…
Vitamin nhóm B
Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng.
Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…
Sắt
Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Thiếu sắt, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Sắt ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..
Kẽm
Kẽm giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,..
Selen
Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến sức khỏe mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.
Ngoài ra, selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng
Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế
Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với Covid-19.
Cụ thể, trong công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
- Số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất để
- Số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:tăng cường sức khỏe.
Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.
Nhóm thịt các loại, cá, hải sản: cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.
Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với sức khỏe bản thân.
Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.
- Số 1 chính là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.
Công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.
Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng
Các nghiên cứu cho thấy người có sức khỏe đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…
Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:
Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm).
Ăn chín uống sôi.
Tập thể dục.
Sống lành mạnh.
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự kết hợp cân đối giữa chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, rau củ, trái cây,…). Ngoài ra, nên cân đối cả dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng, lạc, đậu, rau xanh và hoa quả chín. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động).
Thực phẩm tăng cường sức khỏe đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.