Bổ thận và những điều cần biết

Bổ thận là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Thận là bộ phận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Để bổ thận , hãy cùng nhau tham khảo bài viết này.

bổ thận
Thận là bộ phận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể.

Các chức năng của thận mà bạn cần biết

Như các bạn biết, chức năng chính của thận chính là lọc máu. Tuy nhiên, thận còn nhiều vai trò khác, cụ thể chức năng thận là:


-Lọc máu và chất thải: Qua quá trình lọc ở thận thì sẽ chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải và cặn bã sẽ được tiết ra, đi vào dịch lọc, theo đường tiết niệu xuống dưới rồi hình thành nước tiểu.


-Điều hòa thể tích máu: Đây là một chức năng thận quan trọng. Thận sẽ kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào có trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi bạn uống nhiều nước, lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.


-Bài tiết nước tiểu: Nguồn gốc nước tiểu bắt nguồn từ các đơn vị chức năng của thận. Trải qua quá trình lọc máu và hấp thu lại, nước tiểu và các chất thải sẽ được đổ vào bể thận, xuống ống niệu quản rồi tích trữ trong bàng quang rồi cuối cùng là thải ra ngoài.

-Trung hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào, thận cũng giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Thận tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D, có vai trò hỗ trợ kiểm soát lượng ion canxi trong máu.


Các triệu chứng của thận yếu

Thận yếu đang “hành hạ” bạn mỗi ngày

Một số triệu chứng thận yếu đang “hành hạ” bạn mỗi ngày, cụ thể như sau:

  • Cảm giác ớn lạnh, tứ chi xanh xao, lạnh băng, thậm chí lạnh đến vùng đầu gối và khuỷu tay
  • Đau lưng, nhức mỏi đầu gối, cơ thể suy kiệt, chán chường, thở yếu, ăn không ngon
  • Hen suyễn, khó thở, thở khò khè
  • Yếu sinh lý, rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, các bệnh về tinh dịch, mộng tinh, liệt dương…
  • Chóng mặt, ù tai
  • Hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều: Là các dấu hiệu thận yếu thường gặp
  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu
  • Lưng đau, chân mỏi: Khi cơ thể ngồi một chỗ trong thời gian dài như khi đi tàu, đi xe, đi máy bay dễ dẫn đến ngưng khí, tụ máu
  • Ngứa: Các chất cặn bã không được lọc qua thận tích tụ và biểu hiện qua da
  • Phù tay chân, bọng mắt

Những thói quen phổ biến gây hại cho thận

Thường xuyên uống nước có ga, nước ngọt, trà đặc, rượu bia

Những đồ uống có hại này sẽ đi qua gan, thận để lọc nên uống quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, làm suy giảm chức năng thận.


Nhịn tiểu trong thời gian dài

Nhiều người làm văn phòng hoặc bận rộn công việc, ngại đi tiểu… sẽ khiến nước tiểu bị giữ lâu trong bàng quang, về lâu dài sẽ hình thành sỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng ngược lên thận.


Uống ít nước, ăn mặn

Nếu bạn không cung cấp đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày thì quá trình thải độc các chất sẽ trở nên khó khăn, lâu dài các chất thải và độc đố trong nước tiểu tạo thành cặn bã mà không ra ngoài được.

Ngoài việc cần khắc phục những thói quen phía trên, bạn cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm có lợi như rau xanh, hoa quả giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra ngoài cơ thể. Đồng thời, bạn cũng cần chăm chỉ vận động, có chế độ nghỉ ngơi hoạt động hợp lý, không ngồi lâu và không nhịn tiểu quá nhiều.

Chế độ dinh dưỡng bổ thận

Ăn gì để bổ thận?

Thận giữ vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Thận khỏe sẽ giúp cơ thể bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể và nếu thận yếu, các chất độc sẽ đọng lại bên trong cơ thể gây tắc nghẽn và làm tổn thương thận nghiêm trọng.

Chính vì vậy, làm thế nào để bảo vệ thận khỏe mạnh, chức năng của thận hoạt động tốt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Hoạt động của thận ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt để tránh gây tổn thương đến thận.

Một số điều mà bạn cần lưu ý về lối sống sinh hoạt bao gồm:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để hỗ trợ quá trình thanh lọc các chất thải ra ngoài cơ thể.
  • Không nên làm việc quá sức dẫn đến tình trạng stress vì điều này sẽ càng làm tăng gánh nặng lên thận.
  • Việc luyện tập thể dục sẽ giúp duy trì cơ thể cân đối, tăng sức dẻo dai và phòng ngừa tăng huyết áp.
  • Không hút thuốc lá bởi đây là chất có thể làm tổn thương mạch máu hoặc làm giảm lượng máu trong thận.
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc kê đơn bởi có thể gây tổn thương đến thận.
  • Ăn uống khoa học

Để giảm tải áp lực cho thận, bạn nên kiêng các thực phẩm giàu protein, kali, photphat, đồ ăn quá ngọt, nhiều dầu mỡ hoặc quá mặn. Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn và đồ ăn đóng hộp… chứa rất nhiều calo nhưng lại ít khoáng chất và vitamin, khiến cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh suy thận phát triển cũng cần hạn chế thu nạp vào cơ thể.

Thực phẩm nào tốt cho thận?


Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, magie, sắt… để tăng cường chức năng và hoạt động của thận.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh kết hợp với việc luyện tập các bài tập thể dục thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường chức năng của thận hiệu quả. Đồng thời, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được thận vẫn hoạt động bình thường và phát hiện sớm nếu thận có vấn đề.

Nếu chức năng thận suy giảm thì sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến cơ thể mỗi chúng ta. Một người có chức năng thận suy giảm nặng sẽ phải chạy thận nhân tạo vô cùng tốn kém và mệt mỏi để duy trì sự sống. Ngay từ bây giờ, hãy luôn chú ý để bảo vệ thận khỏe mạnh.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *