Đột quỵ – 6 dấu hiệu đột quỵ cần biết để kịp thời xử lí

Theo như mình biết thì có rất nhiều người thắc mắc đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải cùng một bệnh không hay khác nhau . Nhưng trên thực tế , đây là 2 cách gọi của cùng một loại bệnh , biểu thị một phần não bị tổn thương khi lưu lượng máu lên não đột ngột giảm mạnh do tắc hoặc vỡ mạch máu não .

  • Đột quỵ là cách gọi nhấn mạnh sự xảy ra dồn dập , đột ngột .
  • Tai biến mạch máu não nhấn mạnh sự tổn thương ở các mạch máu trong não .
Đột quỵ – Tai biến mạch máu não căn bệnh không chừa 1 ai

“Đột quỵ có nguy hiểm không?” .Câu trả lời là đột quỵ vô cùng nguy hiểm , nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời , các tế bào não sẽ dần hoại tử . Trung bình cứ mỗi phút trôi qua , người bị tai biến sẽ mất đi 2 triệu tế bào não , để càng lâu nguy cơ tử vong càng cao , và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới .

Đột quỵ là bệnh lý gây tử vong đứng top 10 thế giới theo thống kê hàng năm của tổ chức y tế thế giới WHO . Đột quỵ vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba, chỉ sau bệnh tim mạch, ung thư, và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ngay ở các nước phát triển.

Bệnh nhân tai biến nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời sẽ có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể , trong trường hợp xấu nhất có nguy cơ dẫn đến tử vong .

Vậy đột quỵ ( tai biến mạch máu não ) là gì ? Nguyên nhân do đâu gây đột quỵ , cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh . Hãy cùng Caongua.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây .

Đột quỵ ( tai biến mạch máu não ) là gì ?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não . Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào , tồn tại quá 24h hoặc tử vong trước 24h . Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng có thể gây tử vong cho bệnh nhân hoặc để lại di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác.

Đột quỵ có 2 loại : nhồi máu não ( thiếu máu não cục bộ ) và xuất huyết não ( màng não ) .

  • Nhồi máu não ( thiếu máu não cục bộ ) : Chiếm 80% các ca bị đột quỵ, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp xơ vữa động mạch gây ra vùng hoại tử và thiếu máu não.
  • Xuất huyết não ( màng não ) : Chiếm 20% các ca bị đột quỵ, xảy ra do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, hay gặp do tăng huyết áp, bệnh lý tinh bột hoặc do vỡ dị dạng mạch máu não, bệnh MoyaMoya…

Thời gian “vàng” dùng để cấp cứu bệnh nhân tai biến do xuất huyết não chỉ tính bằng đơn vị phút. Chính vì vậy nguy cơ tử vong trong trường hợp này rất cao nếu không có biện pháp sơ cứu và cấp cứu kịp thời.

Hiện nay, người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Một phần là do sự thay đổi về lối sống như ít vận động, làm việc với áp lực cao cùng sự xuất hiện của các bệnh lý liên quan đến mạch máu như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu. Phần còn lại là do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán ngày càng có độ chính xác cao hơn.

Các nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân gây nhồi máu não

Có 5 nguyên nhân chính gây nhồi máu não :

  • Tắc hẹp các động mạch lớn .
  • Tổn thương các động mạch nhỏ gặp nhiều ở bệnh nhân tăng huyết áp , đái tháo đường .
  • Nguyên nhân từ các bệnh tim mạch như rồi loạn tim , bệnh hẹp hở van tim … tạo điều kiện hình thành các cục máu đông đi đến não .
  • Các bệnh lý mạch máu có khả năng cao tạo cục máu đông khác như bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu
  • Có khoảng 1/4 trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.

Nguyên nhân gây xuất huyết não – màng não

Xuất huyết nhu mô não, hạch nền hay não thất :

  • Tăng huyết áp làm tăng áp lực quá mức lên những thành mạch đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch.
  • Người bệnh dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu có tăng nguy cơ ở nhóm đột quỵ xuất huyết.
  • Do vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là một thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.
  • Bệnh Moya moya.

Xuất huyết màng não hay xuất huyết khoang dưới nhện :

  • Là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ .
  • 85% xuất huyết dưới nhện tự phát do vỡ túi phình mạch máu não.

Ngoài ra tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình hay chủng tộc cũng là những yếu tố gây nên đột quỵ. Cùng với đó , các yếu tố bệnh lý như tiền sử đột quỵ, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, thừa cân béo phì, hút thuốc, lỗi sống không lành mạnh cũng ảnh hưởng không kém.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ

Việc nhận biết một số dấu hiệu bệnh sẽ giúp sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, ví dụ như

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ .
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn .

Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

Cần làm gì để sơ cứu bệnh nhân bị tai biến

Cần làm gì để sơ cứu bệnh nhân bị tai biến

Khi bệnh nhân bị tai biến , trong thời gian chờ đợi xe cứu thương người nhà cần phải biết một số thao tác cơ bản sau đây :

  •  Báo cáo rõ tình trạng của bệnh nhân để các y bác sĩ chuẩn bị, điều này rất có ích trong quá trình cấp cứu.
  • Nới lỏng quần áo, tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh bị nôn cần nghiêng đầu sang một bên để tránh tình trạng xộc lên mũi gây khó thở. Khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Nếu có hiện tượng co giật ngay lập tức lấy que hoặc đũa có quấn vải để ngang giữa hai hàm răng, việc này giúp cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi.

Khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu của tai biến thì bạn nên đi khám sàng lọc nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm các mối nguy hại, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân trong tương lai.

Phòng ngừa đột quỵ ( tai biến mạch máu não ) như thế nào ?

  • Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ : nếu mắc các bệnh tim mạch như huyết áp cao , tiểu đường , suy tim , rung nhĩ … thì bạn hãy theo dõi các chỉ số và điều trị theo chỉ định .
  • Thiết lập chế độ làm việc , nghỉ ngơi khoa học , tránh mất ngủ , căng thẳng , mệt mõi .
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý : không ăn quá mặn hoặc quá ngọt , hạn chế chất béo , ăn nhiều rau củ , trái cây , …
  • Thường xuyên vận động , tập thể dục thể thao .
  • Hạn chế bia rượu , không hút thuốc lá , không sử dụng các chất kích thích để bảo vệ tim mạch .
  • Khám sức khỏe định kì để nắm bắt được các thông số sức khỏe và kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của cơ thể .

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ ( tai biến mạch máu não )

Chế độ dinh dưỡng , tập luyện và nghỉ ngơi hợp lí có thể cải thiện sức khỏe và phòng tránh nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não . Với những bệnh nhân bị tai biến, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhân sớm hồi phục.

Thực phẩm tốt cho cả người bị tai biến nhẹ và nặng :

Các loại cá

Cá rất tốt cho người bị tai biến mạch máu não

Là thực phẩm có hàm lượng các loại acid béo omega-3 cao, rất tốt cho tim mạch, hạn chế hình thành mảng bám trong lòng mạch. Hơn nữa, cá còn là nguồn thực phẩm giàu chất đạm giúp người tai biến sớm hồi phục.

Rau xanh , trái cây tươi

Các loại rau xanh, đặc biệt là rau xanh lá đậm có hàm lượng acid folic rất cao. Nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung ít nhất 300mcg axit folic mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136mcg/ngày.

Cam và quả kiwi có chứa nhiều vitamin C

Cam và quả kiwi có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác rất tốt cho những người cao huyết áp. Vitamin C trong cam có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm sự xâm hại của các gốc tự do đối với huyết quản, hàm lượng kali phong phú trong nước cam cũng giúp bổ trợ cho việc hạ huyết áp. Thêm vào đó, mỗi ngày ăn 3 quả kiwi sẽ tốt cho bệnh tim mạch hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng, giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của tái phát đột quỵ. Các nguồn tốt nhất chứa chất xơ là các loại trái cây tươi hoặc nấu chín và rau quả, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (ví dụ: Đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan,…).

Người tai biến mạch máu não nên kiêng gì ?

Hạn chế ăn muối

Hạn chế muối

Ăn quá nhiều natri có thể làm cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp, đây là yếu tố nguy cơ mạnh làm tái phát đột quỵ. Tránh sử dụng gia vị hỗn hợp gồm muối hoặc muối tỏi. Hạn chế dùng những thức ăn từ thực phẩm đã chế biến và đóng hộp, các loại thức ăn nhanh.

Kiêng rượu bia , thuốc lá , các chất kích thích

Một số loại chất kích thích điển hình như bia rượu, cà phê, thuốc lá, thức ăn cay nóng,… và chất béo động vật là những chất làm tăng nguy cơ gây nên tình trạng tai biến mạch máu não và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị. Để có kết quả tốt trong quá trình điều trị người tai biến nên tuyệt đối kiêng những chất này.

Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo

Mỡ động vật, thịt mỡ và các món xào, đồ chiên rán chứa chất béo no, sữa đặc có đường, bơ, nội tạng động vật như lòng, dồi,… là những thực phẩm có hại cho sức khỏe. Khi ăn vào, chúng sẽ tạo điều kiện sản sinh cholesterol – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch hàng đầu. Nếu sử dụng các thực phẩm này thường xuyên sẽ tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đồng thời tăng tỷ lệ tái phát tai biến, rất nguy hiểm.

Đột quỵ là nỗi lo không của riêng ai nên các bạn hãy chú ý thay đổi lối sống và nên sớm sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để tinh trạng nguy hiểm này không còn làm phiền cuộc sống của bạn và gia đình nữa nhé !

Các nhà khoa học đã chứng minh và nhiều người cũng luôn tin rằng, tinh thần là yếu tố quyết định đến sức khoẻ của chúng ta. Một trong những cách để chúng ta bổ sung sức khoẻ tinh thần chính là đi du lịch. Tại Việt Nam, Nha Trang luôn được coi là điểm đến hàng đầu và lựa chọn du lịch Nha Trang thường nằm trong số những cân nhắc ưu tiên. Trong số các điểm đến của Nha Trang thì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *