6 bệnh người cao tuổi thường gặp

Bệnh người cao tuổi thường gặp là những bệnh nào, có nguy hiểm hay không?

Hiểu biết về những bệnh người cao tuổi thường gặp để có những biện pháp phòng tránh, giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ

Người cao tuổi sức khỏe càng yếu dần và hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm dần. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người cao tuổi thường không giống nhau.

 Phần lớn người cao tuổi dễ mắc bệnh khi tuổi càng cao, bệnh mạn tính cũng hay bị tái phát do suy giảm chức năng đề kháng của cơ thể và các bệnh cũng theo đó mà phát sinh.  


Sau đây là một số nhóm bệnh người cao tuổi thường gặp:

Bệnh hệ thần kinh trung ương

Bệnh hệ thần kinh trung ương là bệnh người cao tuổi đáng chú trọng hiện nay.

Đa số người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần theo tuổi nên làm cho trí nhớ giảm, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer, hội chứng tiền đình

Sa sút trí tuệ


Sa sút trí tuệ là bệnh lý của hệ nhận thức vì một số người già họ vẫn minh mẫn. Để duy trì trí tuệ minh mẫn, người già được khuyến khích tham gia các hoạt động nhận thức ví dụ như chơi các trò chơi hay một khóa học ngắn hạn,…


Bệnh Parkinson  

Đây là bệnh người cao tuổi hay mắc phải, thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh do thoái hóa một số tổ chức ở não gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, mùa giật, trầm cảm,…

Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian hoạt động bình thường cho người bệnh. Bệnh Parkinson chiếm tỷ lệ 2,1 %.

Bệnh Alzheimer


Bệnh Alzheimer cũng là một trong số bệnh người cao tuổi thường gặp, được coi là căn bệnh trầm trọng của não bộ, là nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy (suy nghĩ, giải quyết vấn đề đặt ra hợp lý) và các kỹ năng cuộc sống bình thường.


Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già, có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.

Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.


Hội chứng tiền đình

Hội chứng tiền đình là căn bệnh người cao tuổi, bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai,…

Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã,… Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình ở người cao tuổi là 2,0 %

Bệnh tim mạch


Bệnh tim mạch là bệnh lý được xem là bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh người cao tuổi mắc phải.

Bệnh tim mạch được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất trong số các bệnh người cao tuổi mắc phải.

Trong số các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Một số trường hợp, các loại bệnh này thường gặp ở những người béo phì, nghiện bia, rượu.

Bệnh tăng huyết áp:

Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp.

Chính vì thế, bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…Bệnh này chiếm tỷ lệ 7,7 %.

Suy tim

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng quả tim, dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc đưa máu đi nuôi cơ thể.

Để ngăn ngừa lão hóa và có một trái tim khỏe mạnh, người cao tuổi cần luyện tập thể dục thường xuyên, và thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm những biến đổi bệnh lý.

Bệnh hệ hô hấp

Bệnh hệ hô hấp là một trong bệnh người cao tuổi cần chú trọng

Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…là những bệnh người cao tuổi gặp khá nhiều, nhất là ở những người có tiền sử hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc và những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí.

Đặc điểm của bệnh về đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh hoặc mùa đông, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng, do đó rất dễ làm cho người cao tuổi có thể mất ngủ kéo dài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là sự kết hợp của hai bệnh lý mãn tính ở phổi gồm khí phế thủng và viêm phế quản mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng khó thở diễn ra thành cơn giống bệnh hen phế quản, nhưng ít đáp ứng  hoặc không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản thông thường. Bệnh thường xảy ra trên cơ địa những người hút thuốc lâu năm, hoặc bị những bệnh về hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.

Vì vậy, bệnh hay gặp ở những người trung niên hoặc người cao tuổi.

Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính ở phế quản, do tác nhân virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ở người già, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ quan hô hấp giảm hoạt động kháng khuẩn nên dễ bị các bệnh lý về hô hấp. Trong đó, thường gặp nhất là viêm phế quản cấp. Virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong tình trạng giảm sức đề kháng, giảm hoạt động kháng thể bề mặt của đường hô hấp nên chúng dễ phát triển và gây nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, khó thở, khạc đàm màu trắng đục, vàng, nâu tùy từng bệnh cảnh khác nhau. Nếu điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính, suy yếu cơ quan hô hấp.

Viêm phổi

Cơ quan hô hấp ở người già có sự suy giảm đáng kể về hoạt động cũng như hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn: phổi kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào các mùa dịch, trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô.

Viêm phổi ở người già điều trị tốn kém và dai dẳng hơn người trẻ, bệnh cũng dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm tuổi thọ. Vì vậy, người già nên hạn chế đến những nơi đông người.

Bệnh hệ tiêu hóa


Bệnh hệ tiêu hóa là một trong các bệnh người cao tuổi hay gặp nhất.

Bệnh hệ tiêu hóa là một trong các bệnh người cao tuổi hay gặp nhất.

Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn do viêm lợi, rụng răng và các bệnh quanh răng. Người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm do giảm nhu động thực quản và làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa.

Do đó, táo bón là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người già. Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn tới bệnh trĩ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Uống đủ nước, duy trì chế độ ăn đủ thành phần và tập thể dục sẽ cải thiện tình trạng táo bón và đem lại hiệu quả nhanh.

Bệnh hệ tiết niệu, hệ sinh dục

Bệnh người cao tuổi nên chú trọng là bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục

Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng cô đặc nước tiểu và loại trừ các sản phẩm chuyển hóa. Ở người cao tuổi, trương lực cơ và khối lượng bàng quang giảm, do đó người già thường mắc chứng són tiểu, tiểu dắt,… đặc biệt là vào ban đêm, gây ra nhiều phiền toái.
Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc có thể bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Bệnh xương khớp

bệnh người cao tuổi
Tuổi già cũng gây ra giảm chất lượng của sụn khớp ở các khớp.

Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là mùa lạnh.

Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc

Loãng xương

Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống cơ xương khớp, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và giảm chất lượng xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

Để phòng ngừa bệnh loãng xương, hạn chế hậu quả gãy xương, người già cần bổ sung canxi vào chế độ ăn từ các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, sò huyết, cua, ốc,… hoặc thuốc uống cung cấp canxi (viên canxi sủi, canxi – D,…). Tỷ lệ bệnh loãng xương ở người cao tuổi là 1,9 %.

Bệnh gút ( hay bệnh gout)

Bệnh gút hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.

Bệnh gút đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

Một số biện pháp phòng bệnh

  • Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh hoặc khi nghĩ cá nhân mình không có bệnh. Vì khi đi khám bệnh định kỳ hay không định kỳ, nếu có bệnh thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và ngay cả khi không có bệnh sẽ được thầy thuốc đưa ra những lời khuyên và tư vấn hữu ích.
  • Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ mà nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc nơi có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ và nên đến những nơi này để vừa tập, vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự để giải tỏa một phần bức xúc và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì càng tốt.
  • Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng (trung bình cần từ 2 đến 2,5 lít nước/ngày). Cần ăn nhiều chất xơ: Rau, củ, quả cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón, đồng thời bổ sung lượng vitamin tự nhiên nhưng rất cần thiết ở người cao tuổi.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng đi tiểu đêm và càng không nên uống nhiều rượu, bia, không hút thuốc lá, thuốc lào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Gia đình của người cao tuổi: Con, cháu nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy cuộc sống đầm ấm, thoải mái về tinh thần.

Như các bạn đã biết, để cải thiện bệnh người cao tuổi, cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi, ngoài ra, có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng là sự giao nhau giữa thuốc và thức ăn, có chức năng hỗ trợ, phục hồi, duy trì, tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt, khi tuổi càng cao, con người càng dễ mắc bệnh bởi chức năng các bộ phận ngày càng giảm dần.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *