Cao ngựa bạch từ lâu đã nổi tiếng như dược phẩm quý của y học cổ truyền, có nhiều công dụng sức khỏe và đặc biệt là một vị thuốc không thể thiếu trong dân gian.
Trong đời sống, ta hay bắt gặp một số sản phẩm như “cao ngựa”, “cao mèo”, “cao trăn”. Đặc điểm chung của các loại cao này là được chế biến từ xương của các loài vật nói trên. Trên thực tế thì xương của hầu hết các loài động vật đều không được dùng để ăn nhưng với những loài nói trên, xương có thể trở thành một dược liệu quý sau khi trải qua một quá trình chế biến phức tạp và tỉ mỉ.
Ngựa là loài động vật ăn cỏ, từ lâu đã được con người thuần chủng để đưa vào hoạt động chinh chiến, lao động sản xuất, di chuyển, điều chế cao chữa bệnh đặc biệt là cao ngựa bạch. Vậy cao ngựa bạch có tác dụng gì thì đó là nó có thể sử dụng để chữa bệnh gần như hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Từ xưa đến nay, cao ngựa bạch được xem như là một vị thuốc quý vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Bởi vậy, đây được xem là bí quyết cho những ai mong muốn được sống lâu, sống khỏe.
1.Cao ngựa bạch được chế biến như thế nào?
Cao ngựa được chế biến từ xương ngựa đã được làm sạch tủy, trải qua quá trình nấu nhiều bước theo các cách thức khác nhau cùng với nước sạch. Sau khoảng 15 ngày liên tục sẽ cho ra một loại dung dịch sền sệt có màu nâu sẫm. Tiếp tục gia nhiệt trên lò để chuyển thành một hỗn hợp dạng bánh trước khi được sử dụng.
Có hai cách sản xuất cao ngựa phổ biến là : thủ công và công nghiệp. Tùy vào quy mô và quan điểm sản xuất mà người ta chọn cách nào cho phù hợp. Mỗi phương thức lại có ưu nhược điểm khác nhau .
Trong khi nấu thủ công phù hợp với quy mô nhỏ, tốn nhiều công sức và thời gian hơn thì cách sản xuất công nghiệp lại tốn ít thời gian hơn, tính đồng nhất sản phẩm cao hơn và có sản lượng lớn hơn nhiều so với cách nấu thủ công.
2.Tác dụng của cao ngựa bạch
5 tác dụng chính của cao ngựa mà bạn nên biết :
Một là, cao ngựa có tác dụng bổ sung các dưỡng chất vô cùng thiết yếu cho cơ thể người ốm, bệnh nên giúp tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe
Hai là, Cao ngựa giúp cho phục hồi các chứng bệnh về xương khớp : thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, đau nhức xương khớp
Ba là, Cao ngựa là một cách thức giúp cho người cao tuổi tăng cường sức khỏe xương khớp, bổ sung canxi bị thiếu hụt
Bốn là, Cao ngựa là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho phụ nữ mang thai rất tốt, đặc biệt là giai đoạn quyết định của thai kỳ từ tháng thứ 5-6
Năm là, cao ngựa giúp trẻ em trên 2 tuổi phát triển xương khớp, phòng ngừa chứng loãng xương, tăng trưởng chiều cao.
3. Cách dùng cao ngựa bạch
Liều lượng: Ngày dùng 2 – 4 lần, mỗi lần khoảng 5g tùy theo đối tượng sử dụng.
– Thái cao thành miếng mỏng, ngâm vào cháo nóng hay nước nóng trên 80 độ C, để nguội, có thể thêm một thìa cà phê mật ong. Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 đến 15 phút rồi lấy ra ăn trước bữa cơm 10 phút.
– Xắt lát mỏng 100g cao ngâm trong 1 lít rượu 400 cho tan đều, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống một chén nhỏ khoảng 20ml (5g cao) trước hai bữa ăn chính.
(Lưu ý: trẻ em dưới 02 tuổi chưa nên dùng rượu cao ngựa).
4.Lưu ý khi sử dụng cao ngựa bạch
Kiêng ăn cùng với các chất tanh như tôm, cua, cá; các chất cay như ớt, hạt tiêu và đậu xanh, măng.
Hạn chế tối đa việc ăn các đồ ăn lạnh, trái cây, nước ngọt
Không nên sử dụng nước lạnh.
Cao ngựa cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh để nơi có nhiệt độ trên 300C dễ bị nóng chảy.
Cao đang sử dụng, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.